Trần thạch cao giật cấp với hiệu ứng thẩm mỹ cao nên rất được yêu thích hiện nay. Nhưng quy trình làm trần thạch cao như thế nào để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đạt yêu cầu kỹ thuật?
Mục Lục
Trần thạch cao giật cấp là gì?
Trần thạch cao giật cấp là kiểu trần thạch cao chìm, kết cấu từ khung xương và tấm thạch cao. Kết cấu này được tạo hình theo kiểu từng lớp, từng lớp. Nhờ đó, tạo hiệu ứng thẩm mỹ cao cho không gian. Trần thạch cao giật cấp gồm 2 loại là giật cấp hở và giật cấp kín. Trong đó:
Trần thạch cao giật cấp hở
Còn gọi là giật cấp dạ đèn với thiết kế 2 hoặc 3 lớp, có những khoảng hở để lắp đèn trang trí, tạo nên những khoảng sáng đẹp mắt. Quá trình thi công đơn giản hơn mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao nên rất được yêu thích.
Trần thạch cao giật cấp hở với những khoảng sáng hắt ra từ đèn đẹp mắt
Trần thạch cao giật cấp kín
Còn gọi là giật cấp liền, hoàn toàn không có khe hở để gắn đèn. Thay vào đó là các khối liền với nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau. Thi công trần giật cấp kín sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn trần giật cấp hở.
Khoảng cách giật cấp trần thạch cao bao nhiêu là hợp lý?
Khoảng cách giật cấp trần thạch cao có sự khác nhau cơ bản giữa trần hở và trần kín. Đối với trần hở, khoảng cách đẹp nhất là 14cm. Sau khi làm mặt dựng khe hở 7cm thì khoảng hở mà chúng ta nhìn thấy là 7cm. Khoảng cách này đủ để lắp 1 đèn hắt và tạo hiệu ứng ánh sáng đẹp.
Đối với trần kín, khoảng cách giật cấp đẹp nhất là 6 – 8cm, không được vượt quá 9cm. Vì khoảng cách quá xa không tạo được hiệu ứng thẩm mỹ, khiến trần trở nên thô cứng và không có chiều sâu.
Bên cạnh đó, nếu trần thạch cao giật cấp có gắn thêm phào chỉ thì khoảng cách giật cấp sẽ có sự thay đổi một chút. Nếu phào chỉ bản 8 – 10cm thì khoảng cách của trần hở là 17cm, trần kín là 7cm.
Đảm bảo khoảng cách giật cấp trần thạch cao hợp lý để tạo hiệu ứng thẩm mỹ cao nhất
Quy trình làm trần thạch cao giật cấp hiện nay
Trần thạch cao giật cấp có chuẩn đẹp hay không, bền bỉ và an toàn hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình thi công. Dưới đây là cách làm trần thạch cao giật cấp chi tiết nhất.
Xác định độ cao khung trần nhà
Độ cao của khung trần được tính từ mặt sàn đến trần. Bạn có thể dùng thước dây hoặc máy đo chuyên dụng (máy cân bằng laser) để xác định độ cao khung trần. Luôn phải đảm bảo không quá cao hay quá thấp, tạo độ thông thoáng và tính thẩm mỹ nhất cho không gian.
Đóng thanh viền tường
Sau khi đã xác định được độ cao khung trần và đánh dấu trước đó, bạn bắt đầu cố định các thanh viền tường vào những vị trí này. Dụng cụ để đóng thanh viền tường là búa và đinh bê tông phù hợp.
Đi khung xương hoàn thiện
Khung xương hoàn thiện đóng vai trò quan trọng, vừa tạo sự chắc chắn, vừa định hình cho trần thạch cao giật cấp. Đầu tiên, cần xác định và đánh dấu vị trí các điểm treo ty. Đảm bảo khoảng cách giữa các điểm từ 1 – 1.2m. Sau đó tiến hành khoan các điểm đánh dấu này.
Lần lượt liên kết các thanh chính với các ty ren. Sau đó liên kết các thanh phụ với thanh chính. Cứ thực hiện như vậy đến khi tạo được khung xương hoàn chỉnh. Đừng quên kiểm tra và căn chỉnh khung xương để đảm bảo mặt phẳng được cân bằng và chắc chắn.
Tạo hệ thống khung xương là quan trọng nhất trong quy trình cách làm trần thạch cao giật cấp
Bắn tấm thạch cao
Tấm thạch cao sẽ được bắn vít vào khung xương. Bạn cần dùng máy bắn vít chuyên dụng và thực hiện kỹ thuật bắn chìm để mũi vít chìm vào trong bề mặt tấm. Điều này giúp bề mặt trần thạch cao đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
Với những vị trí để lắp đèn hay thiết bị thông gió, bạn sẽ đo đạc chính xác kích thước để khoan cắt tấm thạch cao. Đảm bảo sự vừa vặn, kín khít, không cần phải chỉnh sửa gì nhiều.
Xử lý mối nối và sơn bả hoàn thiện
Vị trí các mối nối giữa tấm thạch cao sẽ được gia cố bằng keo chuyên dụng. Sau khi keo khô, bạn sẽ sơn bả để hoàn thiện trần thạch cao giật cấp. Lưu ý là không được quét keo và sơn bả cùng một lúc.
Trên đây là cách làm trần thạch cao giật cấp cơ bản nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hình khối của trần mà sẽ còn có những công đoạn khác. Và trước khi bắt tay vào thực hiện, bạn nên xem xét kỹ lưỡng bản vẽ và khảo sát cụ thể công trình.
Đặc biệt, nếu trần mái nhà có hiện tượng thấm dột, rò rỉ nước, nấm mốc thì cần phải xử lý chống thấm triệt để. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công và chất lượng của trần thạch cao giật cấp sau này.
Trên đây là quy trình làm trần thạch cao chi tiết để bạn tham khảo. Hy vọng sẽ mang đến giải pháp tốt nhất cho công trình của bạn. Nếu không thể tự thực hiện, đừng quên liên hệ đến các đơn vị thi công chuyên nghiệp như Nhà Xanh An Vinh để được hỗ trợ tốt nhất.