#1 Khung Xương Trần Thả & Ưu Nhược Điểm Hiện Nay

khung xương trần thả

Khung xương trần thả là gì, cấu tạo như thế nào, giá bao nhiêu,… chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người đang có ý định thi công trần thạch cao nổi. Nếu bạn đang quan tâm đến loại khung xương này, đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới nhé!

Khung xương trần thả là gì?

Khung xương trần thả là thiết kế khung xương chuyên sử dụng cho kiểu trần thạch cao thả (trần thạch cao nổi). Khung xương bao gồm các thanh xương ngắn (chiều dài 600, 1220 mm) và các thanh xương lực (chiều dài 3660 mm). 

Tất cả các thanh xương đều có khớp nối ở 2 đầu. Khớp nối này giúp quá trình lắp đặt trở nên đơn giản và thuận tiện hơn. Đặc biệt là gia tăng độ liên kết cũng như khả năng chịu lực của khung xương. Mang đến trần thạch cao chắc chắn, bền bỉ và an toàn trong quá trình sử dụng. 

khung xương trần thả

Khung xương trần thả là hệ thống khung xương được liên kết từ các thanh, chuyên dùng trong thi công trần thạch cao nổi 

Cấu tạo khung trần thả như thế nào?

Hầu hết hệ thống khung xương của trần thạch cao đều có cấu tạo tương tự nhau. Và xương trần thả cũng không ngoại lệ, bao gồm:

  • Thanh xương lực: Hay còn gọi là thanh xương chính với chiều dài khoảng 3660 mm, được treo lên trần nhà thông qua các cụm ty treo.
  • Thanh xương ngắn: Hay còn gọi là thanh xương phụ với chiều dài 600 hoặc 1220 mm, được liên kết với thanh xương lực theo thiết kế ban đầu. 
  • Thanh viền tường: Là hệ thống các thanh chuyên dùng để liên kết khung xương với trần hoặc tường. 
  • Bộ phận ty treo: Gồm tăng đơ, bát treo, móc treo T-bar, giúp gia cố và gia tăng độ chắc chắn, vững chãi cho khung trần thả

khung xương trần thả

Cấu tạo khung trần thả gồm thanh chính, thanh phụ, thanh viền tường và bộ phận ty treo 

Giá khung xương trần thả bao nhiêu?

Khung xương trần thả được cấu tạo từ những thanh xương, thanh viền tường,… Và đây cũng chính là những yếu tố quyết định giá khung xương trần thả. Hiện có rất nhiều thương hiệu thanh xương và thanh viền tường khác nhau. Và mức giá cũng có sự chênh lệch giữa các thương hiệu. 

Dưới đây là bảng giá của một số thương hiệu cùng quy cách đi kèm để bạn tham khảo và lựa chọn.

STT Tên sản phẩm Quy cách (mm) Đơn giá(VNĐ/thanh)
1 Thanh xương chính T3.6TK 38 x 24 x 3660  37.500
2 Thanh xương phụ T1.2TK 28 x 24 x 1220 10.000
3 Thanh xương phụ T0.6TK 28 x 24 x 610 4.500
4 Thanh V viền tường V3.6TK 20 x 21 x 3660 23.000
5 Thanh xương chính T3.6TC 38 x 24 x 3660 26.500
6 Thanh xương phụ T1.2TC 28 x 24 x 1220 7.500
7 Thanh xương phụ T0.6TC 28 x 24 x 610 4.000
8 Thanh V viền tường V3.6TK 20 x 21 x 3600 14.000

Lưu ý: Giá không chỉ phụ thuộc vào thương hiệu mà còn khác nhau vào mỗi thời điểm. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để được báo giá chính xác nhất. Và giá khung xương hoàn chỉnh là tổng hợp tất cả các loại thanh xương và thanh viền tường sử dụng. 

Tìm hiểu ưu, nhược điểm của trần thạch cao thả

Sau khi tìm hiểu khung xương trần thả là gì, giá bao nhiêu, chắc hẳn bạn sẽ phân vân không biết có nên thi công trần thạch cao thả cho công trình của mình hay không. Nhìn chung, kiểu trần thạch cao này sẽ có những ưu và nhược điểm sau.

Ưu điểm

  • Trần thạch cao thả mang đến vẻ hiện đại, sang trọng, rộng thoáng và sạch sẽ cho không gian.
  • Trần thạch cao thả giúp che các khuyết điểm của trần, đặc biệt là hệ thống dây điện, đường ống điều hòa, phòng cháy chữa cháy, đèn chiếu sáng,…
  • Cách nhiệt, chống ồn hiệu quả, tạo một không gian sống và làm việc mát mẻ, dễ chịu. 
  • Thi công trần thạch cao thả đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm. Đặc biệt, công tác bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố hỏng hóc cũng rất tiện lợi. Chỉ cần tháo tấm thạch cao tại vị trí cần sửa và tiến hành công việc là được. 
  • Tính ứng dụng cao, phù hợp với văn phòng làm việc, nhà ở, căn hộ chung cư, trường học, bệnh viện,…

khung xương trần thả

Ưu điểm của trần thạch cao nổi là thi công đơn giản, mang đến vẻ hiện đại, sạch sẽ cho không gian 

Nhược điểm

Xét về tính thẩm mỹ thì trần thạch cao thả không bằng trần thạch cao chìm. Bên cạnh đó, kiểu trần thạch cao này chỉ phù hợp với những không gian rộng lớn. Với không gian nhỏ, việc chia từng ô trên trần có thể khiến không gian càng thêm chật chội.

Quá trình thi công, sau khi hoàn thành khung xương trần thả thì sẽ tiến hành lắp các tấm thạch cao vào là xong. Không cần phải sơn bả, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công. Thế nhưng, điều này khiến các gia chủ gặp khó khăn trong việc sở hữu một không gian sống có màu sắc theo sở thích và phong thủy.

Tóm lại, trần thạch cao thả mang đến một không rộng thoáng, sáng sủa và hiện đại. Đặc biệt là thi công đơn giản cũng như thuận tiện khi sửa chữa. Nhưng hạn chế là tính thẩm mỹ không cao bằng trần thạch cao nổi và màu sắc cũng không đa dạng bằng. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về khung xương trần thả cùng một số vấn đề liên quan tại Nhà Xanh An Vinh. Hy vọng bạn đọc sẽ chọn được giải pháp phù hợp và tối ưu nhất cho công trình của mình.