Nguyên Lý Bơm Thủy Lực, Tìm Hiểu Cấu Tạo Các Loại Máy Bơm

Khi vận hành các hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt hoặc các chất lỏng thủy lực thì không thể thiếu sự góp mặt của bơm thủy lực. Vậy loại bơm này là gì? Có cấu tạo ra sao? Nguyên lý vận hành thế nào…tất cả sẽ được chúng tôi bật mí qua bài viết dưới đây nhé.

Bơm thủy lực là gì?

63E4NJZ

Như chúng ta đã biết thì thủy lực cùng các thiết bị thủy lực có tầm quan trọng cực lớn ở trong sản xuất công nghiệp. Các thiết bị này thúc đẩy sản xuất, giảm số lượng công nhân mà lại tăng sản lượng.

Và tất nhiên trong các thiết bị đó thì chúng ta không thể không kể tới bơm thủy lực – thiết bị trung tâm trong cả hệ thống. Vậy bơm thủy lực là gì? Rất đơn giản đây chính là nguồn động lực của hệ thống có nhiệm vụ hút chất lỏng thủy lực tại thùng chứa để bơm và đẩy vào hệ thống nhờ áp suất cao.

Áp suất làm việc của bơm khá đa dạng từ 700 bar hoặc 10000 Psi và chúng có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau miễn sao phù hợp. Ở trong hệ thống thủy lực thì chúng ta có thể lắp đặt 1 hoặc nhiều bơm tùy mục đích sử dụng.

Cấu tạo các loại bơm thủy lực

Trên thị trường có các loại bơm thủy lực khác nhau và mỗi một loại sẽ có những điểm đặc biệt của riêng mình. Tuy nhiên xét một cách tổng quát thì chúng ta đều có một cấu tạo máy bơm thủy lực chung như sau:

  • Vỏ bơm.
  • Đường cấp chất lỏng thủy lực vào.
  • Đường dẫn chất lỏng thủy lực ra.
  • Phớt.
  • Tùy theo từng loại mà có bánh răng, cánh gạt hoặc piston.

UVItJkS

Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực

Cho dù thị trường có 4 loại bơm thủy lực khác nhau nhưng nguyên lý làm việc của bơm thủy lực đều được thiết kế theo một nguyên lý chung đó là là tạo ra dòng chất lỏng thủy lực với áp suất cao để có thể vượt quá sự cản trở của tải. Như vậy trong quá trình hoạt động thì bơm sẽ thực hiện lần lượt cả 2 chức năng như sau:

  • Chức năng thứ nhất là nhờ vào lực cơ học để tác động tạo ra chân không ở đầu vào của bơm. Sau đó nhờ áp suất khí đã tạo ra lực để đưa các loại chất lỏng ở nguồn hoặc thùng chứa vào bơm.
  • Chức năng thứ 2 là sau khi chất lỏng đi vào đường dẫn thì dưới tác động của lực cơ học đẩy vào hệ thống thủy lực.

Các loại bơm thủy lực thường gặp

Như những nội dung trước chúng ta vừa tìm hiểu thì chúng ta sẽ có 4 loại bơm thủy lực khác nhau, cụ thể như sau:

4.1. Bơm thủy lực cánh gạt

Tên tiếng Anh của loại bơm này vane pumps và tại Việt Nam thì bơm còn có tên gọi khác là bơm lá. Đây là mẫu bơm hoạt động dựa theo nguyên lý tăng giảm áp suất trên cơ chế luân phiên hút, đẩy dầu đi trong hệ thống.

Đối với bơm cánh gạt chúng được chia thành 2 loại là bơm cánh gạt đơn và bơm cánh gạt kép với rất nhiều ưu điểm như:

  • Bơm có cấu trúc đơn giản nên dễ dàng để bảo trì, bảo dưỡng và lắp đặt.
  • Quá trình hoạt động không tạo ra tiếng ồn.
  • Bơm có hiệu suất cao và ổn định.
  • Có thể điều chỉnh được lưu lượng bơm theo nhu cầu.

Tuy nhiên bơm không phù hợp với những công đoạn sản xuất yêu cầu có áp suất cao hoặc để vận chuyển các chất có độ nhớt và độ đặc cao. Ngoài ra sau một thời gian làm việc với tần suất liên tục thì cánh gạt sẽ bị ăn mòn khiến cho lưu lượng bơm bị giảm và phát sinh tiếng ồn lớn.

4.2. Bơm thủy lực bánh răng

Đây là bơm còn được biết tới tên gọi là bơm nhông và bơm này cũng được sử dụng rộng rãi nhất thị trường hiện nay. Ưu điểm của bơm này đó là:

  • Có khả năng chịu quá tải ở trong 1 khoảng thời gian dài.
  • Có kích thước nhỏ gọn.
  • Khi vận hành có độ chính xác cao.
  • Nếu ở cùng một đơn vị trong lượng thì bơm thủy lực bánh răng sẽ có công suất bơm và số vòng quay lớn hơn so với bơm lá.
  • Cấu trúc bơm đơn giản nên dễ dàng cho việc bảo trì, bảo dưỡng.

Dựa theo cấu trúc và nguyên lý bơm thủy lực này thì chúng được phân thành 2 loại là bơm bánh răng ăn khớp trong và bơm bánh răng ăn khớp ngoài.

ZNkSGke

4.3. Bơm thủy lực piston

Nguyên lý làm việc của bơm piston là nguyên lý thay đổi thể tích có nghĩa là việc hút và đẩy chất lỏng thủy lực sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc thay đổi thể tích ở trong buồng bơm thông các sự di chuyển của các piston tịnh tiến ở trong xi lanh.

Và dựa theo nguyên lý bơm thủy lực piston thì đây chính là loại bơm phù hợp cho những công đoạn đòi hỏi có áp suất bơm cao và trung bình áp vận hành sẽ từ 50 psi – 500 psi, tốc độ từ 1 gpm – 700 gpm cùng mã lực đạt từ 1 – 500.

Trên thị trường hiện nay có 2 loại bơm thủy lực piston như sau:

4.3.1. Bơm piston hướng trục

Trong bơm thì bộ phận Piston sẽ được đặt song song với trục quay bơm và quá trình truyền động của Piston thông qua khớp hay đĩa nghiêng. Do tỳ sát vào đĩa nghiêng nên đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ:

  • Piston chuyển động tịnh tiến.
  • Motor chuyển động quay.

Loại bơm hướng trục này sẽ được chia thành 2 loại nhỏ là bơm piston trục thẳng và bơm piston trục cong.

C0dgVmK

4.3.1. Bơm piston hướng kính

Cấu tạo máy bơm thủy lực này bao gồm:

  • Piston.
  • Rotor.
  • Vành trượt điều khiển vành nổi stator.
  • Buli khớp nối, phanh hãm phớt làm kín.
  • Vòng bi vành nổi, vòng bi đỡ trục.
  • Bệ trượt.
  • Vỏ bơm.
  • Phớt làm kín cổ trục bơm.
  • Nắp bơm.
  • Trục bơm.
  • Đường dẫn dầu.
  • Vành nổi.
  • Đường xả dầu.
  • Cần điều khiển độ lệch tâm.

Đặc điểm của mẫu bơm này là các piston nằm trong bơm đều chuyển động hướng tâm so với trục quay rotor.

vcnftpb

4.4. Bơm thủy lực trục vít

Dựa theo cấu tạo của bơm thủy lực này thì thiết bị được chia thành 2 loại là 

  • Bơm trục vít xoắn 2 trục.
  • Bơm trục vít xoắn 3 trục.

Nguyên lý làm việc của bơm thủy lực trục vít sẽ dựa theo 1 trục bị động và 1 trục chủ động hoặc 2 trục bị động ăn khớp nhau thông qua các bánh răng.

Cấu tạo của bơm thủy lực trục vít bao gồm: 

  • Đường cấp dầu vào.
  • Đường xả dầu ra.
  • Vỏ bơm.
  • Trục chủ động.
  • Trục bị động.
  • Bánh răng ăn khớp.
  • Buồng bơm.
  • Cánh gạt.
  • Ổ bi.
  • Phụ kiện làm kín bơm.

Do khả năng hút các chất lỏng thủy lực kém nên bơm thường đặt ở cuối hoặc ở giữa hệ thống. Tuy nhiên ưu điểm của bơm đó là hiệu suất làm việc khá tốt cùng khả năng làm việc với áp suất trung bình khoảng 300 bar và đạt đỉnh lên 500 bar giúp hút đẩy các dòng lưu chất đặc biệt như: rỉ mật, cao su, dầu cá, sơn, bùn…

Cách lựa chọn bơm thủy lực phù hợp

Bơm thủy lực có ảnh hưởng cực lớn tới hiệu suất làm việc của cả hệ thống vì thế lựa chọn được một chiếc bơm thủy lực tốt sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc của công việc.

Do vậy để lựa chọn được một chiếc bơm thủy lực phù hợp bạn cần dựa theo các yếu tố dưới đây:

  • Giữa các khớp nối cần phải thường xuyên kiểm tra độ cân bằng.
  • Trước khi vận hành phải điều chỉnh ốc từ đầu bơm, từ động cơ xuống đế bơm.
  • Cần lựa chọn được loại bơm phù hợp với không gian và vị trí lắp đặt của doanh nghiệp.

Trên đây là khái niệm và nguyên lý bơm thủy lực, hy vọng qua những thông tin này Quý khách hàng sẽ có thêm thật nhiều thông tin để lựa chọn cho công ty, doanh nghiệp của mình một sản phẩm phù hợp nhé. Và để có những chiếc bơm thủy lực chính hãng, tốt nhất, đẹp nhất với giá thành phải chăng nhất hãy đến với Đại Thịnh Phát Việt Nam (DTP)