#Phào Chỉ Chân Tường | Công Dụng & Cách Lắp Đặt Hiện Nay

phào chỉ chân tường

Trong thiết kế xây dựng hiện đại, phào chỉ chân tường ngày càng được ưa chuộng. Chúng giúp công trình của bạn trở nên hoàn hảo hơn, ngay từ những vị trí nhỏ nhất. Để chọn được loại phào chỉ phù hợp, bạn đọc đừng bỏ qua những chia sẻ của nhà xanh An Vinh bên dưới. 

 Phào chỉ chân tường là gì, có mấy loại?

Phào chỉ chân tường còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Chẳng hạn như phào chân tường, chỉ chân tường, len chân tường, phào nẹp chân tường. Chúng thường được dùng để ốp, nẹp lên bề mặt tường, chỗ vị trí chân tường tiếp giáp với sàn nhà. 

Hiện nay, phào chỉ chân tường được chia thành 3 loại chính với những đặc điểm và ứng dụng khác nhau, bao gồm: 

Phào gỗ tự nhiên

Là loại phào chân tường được làm từ gỗ nguyên khối xẻ. Bề mặt được sơn phủ lớp PU để gia tăng độ bền và tính thẩm mỹ. Ưu điểm của phào gỗ tự nhiên là đẹp, sang trọng và đẳng cấp. 

Nhưng hạn chế là giá thành cao, lại dễ bị mối mọt trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, phào gỗ cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, không thực sự thích hợp với điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều như Việt Nam. 

phào chỉ chân tường

Phào gổ tự nhiên đẹp, sang trọng và đẳng cấp nhưng giá thành cao

Phào gỗ công nghiệp

phào chỉ chân tường

Hay còn được gọi là phào gỗ laminate. Chúng được làm từ chất liệu gỗ ván ép, bề mặt phủ lớp vân gỗ. So với phào gỗ tự nhiên thì phào gỗ laminate đa dạng màu sắc, mẫu mã và giá thành cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, tính sang trọng và đẳng cấp đương nhiên không bằng.

Phào sàn nhựa

Đây là loại phào chân tường rất được ưa chuộng hiện nay. Do cốt phào được làm từ nhựa (PU, PS, PVC) nên có khả năng chịu nước và chống thấm tốt. Bề mặt được phủ lớp vân gỗ bóng đẹp nên hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ.

Ngoài ra, phào nhựa chân tường còn có nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau. Giá thành rẻ và thi công dễ dàng cũng là những ưu điểm giúp chúng ngày càng được ứng dụng trong nhiều công trình. Nhìn chung, phào chân tường nhựa có thể khắc phục được những hạn chế của loại phào chân tường gỗ. 

Bên cạnh 3 loại phào chân tường nói trên thì còn có phào chân tường thạch cao. Đây là phào chân tường truyền thống với nhiều mẫu mã và hoa văn. Tuy nhiên, độ bền không cao, khả năng chịu nước và chịu nhiệt kém nên chúng ít được sử dụng và không phổ biến bằng. 

phào chỉ chân tường

Phào chỉ nhựa ốp chân tường rất phổ biến và thịnh hành hiện nay

Công dụng của phào chỉ chân tường

phào chỉ chân tường

Phào chỉ chân tường được ưa chuộng là nhờ tính thẩm mỹ cao, giúp công trình thêm hoàn hảo. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều công dụng khác, điển hình như:

  • Che giấu các khuyết điểm ở phần chân tường, đặc biệt là khoảng cách giữa tường và sàn.
  • Tạo điểm nhấn ấn tượng, thu hút và nổi bật cho công trình, nhất là những công trình yêu cầu cao về tính thẩm mỹ.
  • Bảo vệ phần chân tường trước tác động của mối mọt, côn trùng, ẩm mốc hay ngoại lực. 

Chính nhờ những công dụng này mà phào chỉ chân tường được ứng dụng trong rất nhiều công trình khác nhau. Có thể kể đến như căn hộ chung cư, nhà phố, biệt thự, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê,… Chúng phù hợp với nhiều không gian nội thất, góp phần mang đến một tổng thể hài hòa và đẹp mắt. 

 Hướng dẫn cách lắp đặt phào chỉ chân tường

Dù là phào gỗ hay phào nhựa ốp chân tường thì cách thi công cũng giống nhau, không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo trình tự các bước để đảm bảo thi công nhanh chóng và công trình hoàn thiện được bền đẹp nhất.

Cắt phào chân tường

Phào chân tường sẽ được đo đạc cẩn thận, sau đó dùng máy cắt phào chuyên dụng cắt theo kích thước đã xác định. Đường cắt có góc nghiêng khoảng 45 độ, không được cắt thẳng xuống. 

phào chỉ chân tường

Cách thi công phào chỉ chân tường khá đơn giản và nhanh chóng 

Đi keo chuyên dụng

Dùng máy hoặc súng bắn keo chuyên dụng để phủ keo lên mặt sau của chỉ chân tường. Đảm bảo lượng keo phủ đồng đều lên bề mặt. Sau đó ốp thanh phào vào vị trí cần thi công. 

Thực hiện bắn đinh

Sau khi đi keo thì dùng tay giữ cho tấm phào dính chắc chắn trên phần chân tường. Đồng thời, tay khác sử dụng súng bắn đinh để cố định thanh phào vào tường, gia tăng độ bám dính và chắc chắn. 

Xử lý mối nối và vết đinh bắn

phào chỉ chân tường

Thực hiện bả bột cho các vị trí mối nối và vết đinh bắn. Sau đó dùng giấy ráp, giấy nhám có độ mài phù hợp để đánh phẳng và nhẵn phần mối nối và vết đinh bắn. Khâu này được chuẩn bị cho bước sơn hoàn thiện tiếp theo. 

Phun sơn hoàn thiện

Bước cuối cùng trong thi công phào chỉ chân tường chính là phun sơn hoàn thiện. Ưu tiên cho dòng sơn chất lượng cao để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cao nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về phào chỉ chân tường. Nếu bạn có định sử dụng phào chỉ nhựa ốp chân tường cho công trình của mình, đừng quên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá mới nhất.