Có Nên Xây Nhà Vệ Sinh Dưới Gầm Cầu Thang?

Nha ve sinh duoi gam cau thang thuong hoi bi bach

Ở những cơ sở kinh doanh hay nhà lầu có diện tích hạn chế người ta thường xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Để tận dụng tối đa không gian. Tuy nhiên, nhiều người chưa chắc có nên xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang không. Nếu xây thì cần lưu ý những gì để công trình vệ sinh này được sử dụng tiện lợi nhất. 

1.  Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có lợi ích và hạn chế gì? 

Việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, việc này giúp tối ưu hóa không gian sử dụng. Thường thì không gian dưới cầu thang thường bị bỏ trống hoặc dùng để cất trữ đồ đạc. Tuy nhiên, sắp xếp không ngay ngắn, đồ đạc lộn xộn dễ bị đóng bụi. Nhưng khi bạn xây nhà vệ sinh ở đây, bạn đã tận dụng tốt không gian đó.

Lợi ích thứ hai là tạo ra sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho cả gia đình và khách hàng của bạn. Khi bạn ở trong nhà và cần sử dụng nhà vệ sinh, bạn sẽ không cần phải đi xa để tìm nơi phù hợp. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn có khách đến thăm hoặc tổ chức tiệc tùng.

Nha ve sinh duoi gam cau thang tiet kiem dien tich
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang tiết kiệm diện tích 

Ngoài ra, nhà vệ sinh dưới cầu thang có thể được thiết kế một cách tinh tế để phù hợp với kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Điều này làm cho không gian trở nên thẩm mỹ hơn và tạo điểm nhấn cho căn nhà của bạn.

Mặc dù việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có nhiều lợi ích, nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế cụ thể. Một trong những hạn chế đáng chú ý là sự thiếu ánh sáng tự nhiên. Bởi vì nằm dưới cầu thang, không gian này thường không nhận đủ ánh sáng từ ngoài trời. Điều này có thể tạo cảm giác bí bách và không thoải mái cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đòi hỏi kỹ năng thiết kế cao. Bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng về cách bố trí, cách thông gió để đảm bảo không gian này thoáng đãng. 

Hạn chế cuối cùng đó là ảnh hưởng tới phong thủy của ngôi nhà. Những người theo tâm linh và phong thủy thường coi trọng vị trí và thiết kế của các phần trong ngôi nhà. Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang có thể tạo ra sự xung đột với luồng năng lượng trong ngôi nhà,. Gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự cân bằng và thịnh vượng của gia đình.

Nha ve sinh duoi gam cau thang thuong hoi bi bach
Nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang thường hơi bí bách 

2. Tiêu chí để xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang 

Đảm bảo yếu tố phong thủy

Theo quan niệm phong thủy Phương Đông, khi xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang nên xây theo hướng Bắc. Hơn nữa, nếu cầu thang gần bếp thì không nên xây nhà vệ sinh bởi nhà vệ sinh mang tính thủy, nhà bếp mang tính hỏa. Điều này sẽ gây nên xung khắc, không tốt cho khí vận ngôi nhà. 

Đảm bảo diện tích tối thiểu

Để đảm bảo nhà vệ sinh thực hiện đúng công năng sử dụng thì nhà vệ sinh đó phải có kích thước vừa với một người trưởng thành. Từ đó phục vụ sinh hoạt cho các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, kích thước tối thiểu để xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là 2,5m2 – 3m2.  Và có chiều cao từ mặt sàn lên tối thiểu là 2m. 

Với diện tích này, bạn có thể đặt vừa đủ 1 bồn cầu, 1 lavabo và một số phụ kiện nhà tắm khác như hộp giấy vệ sinh, phễu thoát sàn, giá treo khăn,… Để tiết kiệm không gian, có thể lắp những thiết bị vệ sinh nhỏ gọn như bồn cầu treo tường, lavabo góc, thanh treo đồ cài cửa,…  

Tuy nhiên, đảm bảo diện tích tối thiểu thôi là chưa đủ. Vì chiều cao gầm cầu thang khá sát với đầu người nên kết cấu của cầu thang đòi hỏi phải cực kỳ chắc chắn. Tránh hiện tượng bị nứt khi thi công xây dựng hay di chuyển nhiều. 

Dam bao su thoai mai cua khong gian
Đảm bảo sự thoải mái của không gian

Thiết kế đường cấp thoát nước hợp lý

Việc lắp đường ống thoát nước cho việc xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là rất quan trọng. Nếu nhà bạn chuẩn bị hoặc đang trong quá trình xây dựng thì lên sẵn bản thiết kế lắp đặt ống thoát sao cho hợp lý. 

Còn trường hợp có sẵn kết cấu nhà thì cần xác định vị trí chính xác của các thiết bị vệ sinh, lỗ thoát sàn để lắp đặt. Cân nhắc sử dụng đường ống nước và ống thoát ngầm để tránh gây cản trở hoặc vướng mắc cho người đi lại. Như vậy đồng nghĩa với việc bạn phải đục tường để lắp đặt. Với trường hợp này bạn nên nhờ chuyên viên tư vấn thiết kế hoặc đội kỹ thuật chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất. 

Bên cạnh đó là yếu tố về thẩm mỹ. Vì là không gian ngay chỗ đi lại nhiều nên phải xây sao cho đẹp mắt nhất. Đặt tranh treo tường hay một cái cây để trang trí không gian trở nên sống động. Lát các loại gạch sáng mùa, lớn cho không gian tươi hơn, nhìn cũng rộng rãi hơn. 

Đồng thời, biến nó thành nhà vệ sinh tiện lợi, thoải mái nhất có thể. Lựa chọn nội thất, thiết bị vệ sinh thông minh là một lựa chọn tốt. Lắp thêm bồn cầu thông minh, gương đèn led, bồn tiểu nam cảm ứng hay phụ kiện thùng rác thông minh,…. đều khiến nhà vệ sinh của bạn trông hiện đại hơn bao giờ hết. 

Tóm lại, việc xây dựng nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang là hoàn toàn có thể. Nhưng cần đảm bảo các tiêu chí nếu trên. Lập kế hoạch rõ ràng và thi công một cách tỉ mỉ, cẩn thận.