Danh Sách Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm & Hướng Dẫn Chi Tiết

biện pháp thi công tầng hầm

Bạn đang tìm kiếm biện pháp thi công tầng hầm đơn giản, tiết kiệm cho công trình? Bạn không biết hiện có các biện pháp thi công tầng hầm nào đáp ứng được quy định thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm? Vậy thì những chia sẻ trong nội dung bên dưới của Nhà Xanh An Vinh có thể giúp bạn tìm được câu trả lời.

Các biện pháp thi công tầng hầm chất lượng cao hiện nay

Hiện nay có 3 biện pháp thi công tầng hầm chất lượng và được áp dụng rộng rãi cho các công trình nhà dân, tòa nhà, trung tâm thương mại,… 

Biện pháp thi công đào đất tầng hầm

Đây là biện pháp thi công tầng hầm truyền thống hay biện pháp thi công tầng hầm nhà phố với yêu cầu hố đào không quá sâu. Đối với biện pháp thi công này thì người ta sẽ đào hố tầng hầm trước. Đến khi hố có độ sâu bằng với độ sâu đặt móng là được. Sau đó thì xây nhà theo trình tự bình thường.

Ưu điểm của biện pháp thi công đào đất tầng hầm này là thi công đơn giản, độ chính xác cao, thuận tiện cho khâu xử lý chống thấm. Tuy nhiên, nhược điểm là thời gian thi công lâu, dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận, nhất là tại các thành phố, đô thị lớn.

Biện Pháp Thi Công Tầng Hầm

Biện pháp thi công đào đất tầng hầm bằng xe cơ giới chuyên dụng, đảm bảo độ chính xác cao 

Biện pháp thi công vách tầng hầm

Thay vì đào đất tầng hầm trước thì người ta sẽ xây tường vách của tầng hầm trước, sau đó mới đào đất trong tường vách này. Thường thì việc này sẽ được tiến hành song song với khâu khoan cọc nhồi cho móng. 

Ưu điểm của biện pháp thi công vách tầng hầm là thi công cũng khá đơn giản, không yêu cầu phải làm tường chắn hay hàng rào bao để giữ vách tầng hầm. Đặc biệt, có thể thu hồi và tái sử dụng các vật liệu sử dụng trong quá trình làm tường vách. Tuy nhiên, nhược điểm là chiếm khá nhiều diện tích và không gian hố đào.

bien phap thi cong tang ham 3

Biện pháp thi công vách tường hầm đơn giản, tiết kiệm vật tư (giàn giáo, cốp pha) hiệu quả cho chủ đầu tư và nhà thầu 

Biện pháp thi công tầng hầm từ trên cao xuống

Đây là biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, trung tâm thương mại rất phổ biến hiện nay. Đầu tiên, người ta sẽ xây tường vách và khoan cọc tương tự như biện pháp thi công vách tầng hầm. Sau đó thì đổ bê tông cho mặt bằng tầng trệt và ép sàn tầng trệt này vào hệ thống tường, cột dầm tầng hầm.

Ưu điểm của biện pháp thi công tầng hầm này là nhanh gọn, rút ngắn thời gian thi công. Đồng thời, tiết kiệm được vật tư (giàn giáo, cốp pha). Đặc biệt, giải quyết triệt để vấn đề chống thấm cho vách đất. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ gây yếu dầm sàn và xuất hiện vết nứt, thủng tường và sụp đổ, có thể bị ngập nước.

bien phap thi cong tang ham 2

Biện pháp thi công tầng hầm từ trên cao giúp rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh tiến độ do có thể tiến hành song song hầm và phần phía trên

Quy định khi thiết kế và thi công tầng hầm

Dù áp dụng các phương pháp thi công tầng hầm nào chăng nữa thì bạn cũng cần tuân thủ các quy định thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm và những lưu ý quan trọng sau.

Quy định khi xây dựng tầng hầm

  • Chiều sâu của tầng hầm tối đa 1,5m so với mặt đất.
  • Độ dốc của tầng hầm không vượt quá 20% so với chiều sâu tầng hầm. Đối với tầng hầm nhà phố hẹp thì độ dốc tối đa là 25%. 
  • Vách và nền tầng hầm phải đổ bê tông cốt thép dày 20m để không bị ngấm nước sinh hoạt, nước thải sinh hoạt.
  • Tại chân dốc của tầng hầm phải đào mương âm để dẫn nước mưa thẳng vào hố ga, ngăn chặn ngập nước.
  • Đặc biệt chú trọng hệ thống ánh sáng, gió và các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm. Bởi tầng hầm nằm sâu trong lòng đất, rất ngột ngạt, bí bách do thiếu sáng, thiếu gió. Và đặc biệt ẩm ướt, dễ bị thấm nước. 

Lưu ý khi thiết kế tầng hầm

Trước khi thực hiện các biện pháp thi công tầng hầm thì cần có bản vẽ biện pháp thi công tầng hầm nhà phố, nhà cao tầng, trung tâm thương mại,… Trong bản vẽ sẽ thể hiện đầy đủ các yếu tố sau.

bien phap thi cong tang ham 4

Để tầng hầm an toàn, chất lượng thì cần đặc biệt lưu ý đến khâu thiết kế, đồng thời, quá trình thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định 

  • Diện tích, kích thước tầng hầm: Kích thước tối thiểu theo quy định là 3 x 5m với tầng hầm nhà dân dùng xe 4 chỗ nhỏ; 3,5 x 5m nếu xe 4 chỗ thân dài. Diện tích tầng hầm không được quá nhỏ, cũng không nên quá lớn.
  • Độ dốc tầng hầm: Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thì độ dốc tầng hầm trong khoảng 15 – 20% so với chiều sâu tầng hầm là được. 
  • Ánh sáng và gió: Nên bố trí các cửa thông gió tự nhiên để vừa mát mẻ, vừa lấy sáng. Tránh cảm giác ẩm ướt, tối tăm và ngột ngạt cho tầng hầm.
  • Thiết kế chống ngập cho tầng hầm: Bố trí mương âm ở lối vào của tầng hầm. Đồng thời, đặt máy bơm trong tầng hầm để hút nước ra trong trường hợp có mưa lớn, lũ lụt. 
  • Biện pháp chống thấm cho tầng hầm: Có thể dùng sơn chống thấm, hóa chất chống thấm, màng khò nóng chống thấm, màng chống thấm tự dính,… Nói chung, có nhiều vật liệu và cách thi công khác nhau, tùy vào điều kiện thực tế mà lựa chọn cho phù hợp.
  • Trần và tường tầng hầm: Trần và tường phải được trát phẳng và sử dụng màu sơn trung tính như ghi, xám, be,… Những màu sơn này vừa tạo sự sạch sẽ, vừa mang đến sự thoáng đãng cho tầng hầm. 
  • Sàn tầng hầm: Phải được cán phẳng, sử dụng vật liệu có độ cứng và khả năng chống mài mòn cao. Đặc biệt, dễ vệ sinh và làm sạch. 

Trên đây là tổng hợp các biện pháp thi công tầng hầm cùng những lưu ý quan trọng khi thiết kế và thi công. Hy vọng bạn sẽ tìm được mẫu biện pháp thi công tầng hầm phù hợp nhất với công trình của mình. Góp phần mang đến một không gian tiện ích an toàn, chất lượng.