Xu hướng làm trần nhà thạch cao không phải là mới mẻ, nhưng cũng chưa bao giờ có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bởi trần thạch cao có tính thẩm mỹ và linh hoạt cao, lại dễ sửa chữa nếu chẳng may bị hỏng.
Mục Lục
Trần nhà thạch cao là gì? Có mấy loại?
Trần nhà thạch cao là kiểu trần được làm từ những tấm thạch cao có trọng lượng nhẹ nhưng khả năng chịu lực tốt. Đặc biệt, có thể sơn, vẽ, dán giấy dán tường và lắp đèn trang trí lên trần để gia tăng hiệu ứng thẩm mỹ. Hiện nay, trần nhà làm bằng thạch cao được chia thành 2 loại.
Trần thạch cao chìm
Còn gọi là trần thạch cao phẳng hay trần thạch cao giật cấp. Khung xương của trần sẽ được giấu kín, tấm thạch cao có bề mặt nhẵn mịn, và bạn có thể phủ sơn, kết hợp đèn trang trí để nâng tầm thẩm mỹ. Đây là kiểu trần thạch cao rất được ưa chuộng, phù hợp với mọi phong cách kiến trúc, nội thất.
Trần thạch cao chìm rất được yêu thích bởi tính thẩm mỹ cao, phù hợp mọi kiến trúc và phong cách nội thất
Trần thạch cao nổi
Còn gọi là trần thạch cao thả, phần khung xương của trần có thể lộ ra, bề mặt trần được chia thành các ô vuông 600 x 600mm hoặc ô chữ nhật 600 x 1200mm. Kiểu trần này thường dùng cho các văn phòng làm việc, nhà xưởng với ưu điểm dễ lắp đặt và sửa chữa. Đặc biệt, ít chịu sự ảnh hưởng của thời tiết.
Hướng dẫn cách làm trần nhà thạch cao
Quy trình làm trần nhà bằng thạch cao sẽ có sự khác biệt giữa trần thạch cao chìm với trần thạch cao nổi.
Cách làm trần thạch cao chìm
Quy trình làm thạch cao trần nhà này bao gồm nhiều bước nhưng công trình hoàn thiện sẽ có tính thẩm mỹ rất cao.
- Bước 1: Xác định độ cao của trần bằng dụng cụ chuyên dụng (ống nivo hoặc tia laser). Sau đó dùng bút đánh dấu vị trí của trần trên vách tường, cột.
- Bước 2: Lắp thanh viền tường bằng cách đóng đinh hoặc khoan bê tông rồi bắt vít. Luôn đảm bảo khoảng cách dưới 30cm để tạo sự chắc chắn.
- Bước 3: Xác định chiều cao treo thanh chính, thường từ 80 – 100cm, tùy thuộc trần bê tông hay xà gồ. Sau đó treo hệ thống đỡ trần gồm ty zen, nở cối, Ecu hoặc tắc kê, pat treo, dây thép, Tender.
- Bước 4: Cố định thanh chính thông qua các điểm treo ty ở bước 3. Sau đó lắp các thanh phụ vào thanh chính, đảm bảo khoảng cách đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Bước 5: Căn chỉnh khung xương cho chính xác rồi lắp các tấm thạch cao vào. Bạn sẽ dùng vít 2,5cm để bắn cố định tấm thạch cao vào khung xương. Lưu ý là khoảng cách vít không được quá 30cm.
- Bước 6: Dùng bột hoặc keo chuyên dụng để xử lý khe hở giữa các tấm thạch cao.
- Bước 7: Bả trần thạch cao bằng 2 lớp, mỗi lớp cách nhau tối thiểu 6 giờ. Sau khi bả khô thì dùng giấy nhám để đánh ráp, giúp bề mặt tấm thạch cao được nhẵn mịn.
- Bước 8: Phối màu sơn hoàn thiện, trang trí trần nhà làm bằng thạch cao theo sở thích.
Cách làm trần nhà thạch cao khác nhau, tùy thuộc vào kiểu trần thạch cao chìm hay trần thạch cao nổi
Cách làm trần thạch cao nổi
Cách làm trần nhà bằng thạch cao nổi đơn giản hơn so với trần thạch cao chìm, bao gồm các bước:
- Bước 1: Xác định độ cao của trần bằng dụng cụ chuyên dụng (ống nivo hoặc tia laser). Sau đó dùng bút đánh dấu vị trí của trần trên vách tường, cột.
- Bước 2: Lắp thanh viền tường bằng cách đóng đinh hoặc khoan bê tông rồi bắt vít. Luôn đảm bảo khoảng cách dưới 30cm để tạo sự chắc chắn.
- Bước 3: Xác định chiều cao treo thanh chính, thường từ 80 – 100cm, tùy thuộc trần bê tông hay xà gồ. Khoảng cách giữa các thanh chính là 122cm. Sau đó treo hệ thống đỡ trần gồm ty zen, nở cối, Ecu hoặc tắc kê, pat treo, dây thép, Tender.
- Bước 4: Cố định thanh chính thông qua các điểm treo ty ở bước 3. Sau đó lắp các thanh phụ vào thanh chính theo khoảng cách ô vuông 600 x 600mm hoặc ô chữ nhật 600 x 1200mm.
- Bước 5: Căn chỉnh khung xương cho chính xác rồi lắp các tấm thạch cao vào theo các ô giữa thanh chính và thanh phụ. Sau đó trang trí theo sở thích.
Trần nhà bằng thạch cao có bền không?
Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi đang có ý định làm trần nhà thạch cao. Thực tế, nếu bạn chọn tấm thạch cao chính hãng, chất lượng và thi công theo đúng quy trình kỹ thuật nói trên thì trần nhà thạch cao sẽ rất bền.
Ngoài ra, trong điều kiện nhiệt độ dưới 50 độ C và độ ẩm dưới 90% thì độ bền của trần thạch cao cũng được đánh giá cao. Không chỉ bền, trần nhà thạch cao còn có những ưu điểm nổi bật sau.
Trần nhà bằng thạch cao có bền không? Câu trả lời là có, không chỉ bền mà còn có nhiều ưu điểm nổi bật khác
- Khả năng tạo hình đa dạng, có thể cắt, uốn, ghép thành nhiều hình dạng khác nhau theo sở thích gia chủ và kiến trúc công trình. Giúp công trình hoàn thiện đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
- Tính thẩm mỹ cao, đặc biệt là khi kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng và đèn trang trí phù hợp. Đặc biệt thích hợp với những công trình nhà ở, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán karaoke,…
- Khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả, là giải pháp mang đến một không gian sống và làm việc chất lượng. Nhất là điều kiện khí hậu Việt Nam nắng nóng và khó chịu.
- Tấm thạch cao không chứa thành phần độc hại nên an toàn với người dùng, không tiềm ẩn các nguy hại cho sức khỏe.
- Đối với trần thạch cao nổi thì việc sửa chữa khi hư hỏng là rất đơn giản. Chỉ cần thay thế tấm thạch cao bị hỏng bằng tấm thạch cao mới là được.
Trên đây là hướng dẫn làm trần nhà thạch cao chi tiết để bạn tham khảo và áp dụng. Mọi nhu cầu mua và thi công tấm trần thạch cao, đừng quên liên hệ đến Vật liệu Nhà Xanh để được tư vấn, báo giá và chọn được sản phẩm chính hãng, chất lượng với mức giá tốt nhất thị trường.