Có thể nói, mica là loại vật liệu rất phổ biến và thịnh hành hiện nay. Chúng được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề và lĩnh vực nhờ vào những đặc tính ưu việt của mình. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc những cách cắt mica từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo tính chuẩn xác cao nhất.
Mục Lục
Tìm hiểu cắt mica bằng gì?
Tùy vào cách cắt tấm mica mà bạn chuẩn bị các dụng cụ cho phù hợp. Nhìn chung, để quá trình cắt diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, đặc biệt, tạo thành những tấm mica chuẩn đẹp nhất thì bạn cần chuẩn bị:
- Dao rọc giấy hoặc loại dao cắt chuyên dụng, lưỡi cong.
- Máy cắt loại cầm tay.
- Máy cắt laser.
- Máy cắt CNC.
Cắt mica bằng gì tùy thuộc vào cách cắt và yêu cầu của công việc
Những cách cắt mica tại nhà đơn giản, chuẩn xác
Bản chất của mica là nhựa dẻo, dễ uốn cong. Vì vậy mà việc cắt hay tạo hình thành những kích thước, hình dạng khác nhau là không quá phức tạp. Dưới đây là những cách cắt mica để bạn tham khảo và áp dụng.
Cắt tấm mica bằng dao rọc giấy
Đây là cách cắt mica tại nhà rất dễ thực hiện với các dụng cụ đơn giản, dễ tìm. Tuy nhiên, chỉ áp dụng với những tấm mica mỏng và cần cắt số lượng ít. Nếu tấm mica dày và số lượng nhiều thì sẽ rất mất thời gian, nên thay thế bằng phương pháp khác.
- Chuẩn bị: Dao rọc giấy, thước kẻ hoặc thước dây để đo kích thước, bút mực hoặc bút chì để đánh dấu, tấm nhựa cứng lót bên dưới.
- Thực hiện: Dùng thước đo và bút để đánh dấu đường cắt ngay tại vị trí mép của tấm mica. Sau đó dùng dao rọc giấy để rọc 2 – 3 lần trên đường kẻ này. Lưu ý là lót tấm nhựa cứng bên dưới để thao tác được thuận tiện hơn. Cuối cùng, gập đường cắt theo chiều xuôi, tách rời 2 tấm mica.
Cách cắt mica bằng dao rọc rất đơn giản, dễ thực hiện
Cách cắt mica bằng máy cắt cầm tay
So với cách cắt mica ở trên thì cách này nhanh hơn, đảm bảo tính chuẩn xác cao hơn. Đặc biệt là có thể cắt được số lượng tấm mica nhiều. Nhưng chỉ áp dụng khi cần cắt những đường thẳng. Đối với đường cong sắc nét, cầu kỳ thì không thích hợp.
- Chuẩn bị: Máy cắt cầm tay (là loại có lưỡi cưa nhỏ nhưng dày), giá trượt đỡ máy, thước đo, bút kẻ.
- Thực hiện: Đánh dấu đường cắt trên tấm mica bằng thước và bút, sau đó cố định tấm mica thật chắc chắn. Bật công tắc máy cắt và cho lưỡi cưa di chuyển theo đường cắt đã vạch sẵn. Thực hiện cẩn thận để tránh lưỡi cưa bị xê dịch ra ngoài, khiến tấm mica bị hỏng.
Cắt tấm mica bằng máy cắt cầm tay nhanh gọn và chuẩn xác
Cách cắt tấm mica bằng máy laser
Khác với 2 phương pháp cắt trên, phương pháp này được áp dụng cho những đường cắt uốn lượn, mềm mại. Sau khi cắt tạo thành những tấm hoa văn, họa tiết tinh tế và sắc sảo. Đặc biệt, phù hợp với tấm mica có độ dày từ 1,8 – 5mm. Nếu dày hơn thì sẽ mất nhiều thời gian và đường cắt không được tinh xảo.
- Chuẩn bị: Máy cắt laser, file thiết kế trên máy tính được xuất sang phần mềm của máy laser, bàn cắt chuyên dụng.
- Thực hiện: Đặt tấm mica lên bàn cắt chuyên dụng của máy laser rồi cài đặt các thông số yêu cầu. Sau đó tính toán khoảng cách giữa đầu tia máy laser đến bề mặt tấm mica sao cho hợp lý. Cho máy chạy thử để xem đường cắt có đúng với thông số yêu cầu không. Nếu đúng thì để máy laser chạy cắt thật.
Cắt mica bằng máy laser áp dụng cho những đường cắt uốn lượn
Cắt mica bằng máy CNC
Phương pháp cắt này được áp dụng cho tấm mica ở mọi độ dày khác nhau, từ 1,8 – 30mm. Quá trình cắt đòi hỏi người thợ phải thường xuyên lau sạch mảnh vụn rơi ra khi cắt. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đường cắt.
Đặc biệt, khi mũi khoan của máy CNC tiếp xúc lâu với bề mặt mica dễ dẫn đến tình trạng nóng lên, làm nóng chảy tấm mica. Đó là lý do chỉ cắt được số lượng ít tấm mica cho một lần. Sau đó, mũi khoan nguội đi thì mới tiếp tục việc cắt. Việc này khá mất thời gian.
Bên cạnh đó, nếu cắt mica bằng máy CNC thì dễ có hiện tượng bị đục. Sau khi cắt cần phải khò bóng mica hoặc dùng máy đánh bóng kim cương để khắc phục tình trạng này.
- Chuẩn bị: Máy CNC có mũi khoan phù hợp với độ dày của tấm mica (mũi khoan lớn và cao trên 2mm). File thiết kế trên máy tính được xuất sang phần mềm của máy CNC.
- Thực hiện: Cố định tấm mica chắc chắn lên bàn cắt để phòng tránh hiện tượng xê dịch. Khởi động máy CNC và cho cắt theo file đã thiết kế.
Cắt bằng máy CNC phù hợp với mọi độ dày tấm mica
Tìm hiểu ứng dụng của tấm mica
Biết được cắt mica bằng gì và thực hiện như thế nào, vậy còn ứng dụng của những tấm mica sau khi cắt thì sao? Dưới đây là tổng hợp những ứng dụng điển hình của vật liệu mica.
Thiết kế và trang trí nội ngoại thất
Đây được cho là ứng dụng phổ biến nhất của mica. Không khó để thấy vật liệu này thường dùng để làm vách ngăn nội thất, mái lấy sáng, ốp tường,… của các công trình nhà ở, văn phòng, cửa hàng,…
Đặc biệt, những vách ngăn mica với hoa văn, họa tiết tinh xảo, được cắt bằng máy laser hay máy CNC có tính thẩm mỹ cực cao. Không chỉ có tác dụng phân chia không gian mà còn gia tăng tính hiện đại và sang trọng cho công trình.
Tấm mica trong suốt được ứng dụng để làm vách ngăn, vách chắn
Lĩnh vực quảng cáo marketing
Trong lĩnh vực quảng cáo marketing, mica dùng để gia công, cắt dán thành những biển hiệu, biển hộp quảng cáo, chữ nổi mica, logo mica,… Với đặc tính uốn dẻo cao nên rất dễ tạo thành nhiều kiểu chữ, họa tiết bắt mắt, ấn tượng. Đặc biệt, kết hợp với đèn trang trí giúp gia tăng độ nhận diện thương hiệu.
Lĩnh vực gia công mica
Mica rất đa dạng độ dày và màu sắc, lại dễ gia công cắt uốn nên còn được ứng dụng để làm văn phòng phẩm, kỷ niệm chương, cúp lưu niệm, móc khóa, đồ chơi, quầy kệ, giá đỡ,… Chúng ta có thể nhận thấy những vật phẩm này trong các nhà sách, cửa hàng đồ chơi hoặc văn phòng làm việc.
Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn biết được các cách cắt mica để lựa chọn và áp dụng cho phù hợp. Từ đó, tiết kiệm được thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo mang đến những tấm mica chuẩn đẹp nhất.