Để xây dựng một nền gạch hoàn hảo, hai yếu tố cần được hòa quyện một cách tốt nhất là: việc lựa chọn gạch lát chất lượng và quy trình thi công kỹ thuật đúng chuẩn. Hôm nay, Nhà Xanh An Vinh xin chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về các mẹo lựa chọn gạch chất lượng và cách lát gạch nền nhà sao cho đúng quy trình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao và công trình bền đẹp theo thời gian.
Mục Lục
Tiêu chí lựa chọn gạch lát nền nhà
Chống trơn trượt
Lựa chọn gạch có bề mặt nhám hoặc định hình để tăng độ ma sát, giúp tránh tình trạng trượt ngã và đảm bảo an toàn khi di chuyển trên bề mặt gạch. Điều này quan trọng trong các khu vực như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà hàng, quán ăn, hay các khu vực có nhiều người đi lại và sử dụng đặc biệt là trong gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Độ bền và khả năng chịu lực
Kiểm tra chất lượng gạch bằng cách gõ và lắng nghe âm thanh phát ra. Nếu âm thanh phát ra thanh và vang, điều này chứng tỏ gạch có độ bền cao và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Chống thấm
Quan tâm đến độ hút nước của gạch để đảm bảo khả năng chống thấm hiệu quả. Bạn có thể thử phương pháp rắc giọt nước lên bề mặt gạch và quan sát độ thấm nước. Gạch Porcelain thường có đặc tính chống thấm tốt, là lựa chọn ưu tiên trong trường hợp này.
Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng
Để đảm bảo tính đồng bộ trong thiết kế, gạch lát nền không nên bị cong vênh, sứt mẻ hay nứt vỡ. Hãy tập trung chọn gạch lát nền từ cùng một đơn vị phân phối và cùng một lô sản xuất để tránh tình trạng không đồng nhất giữa các viên gạch. Một cách đơn giản để kiểm tra là úp mặt hai viên gạch vào nhau để xem xem có tạo ra khe hở nào không, nếu có thì gạch có thể bị cong vênh và không phù hợp để lát nền.
Đảm bảo tính thẩm mỹ
Một ví dụ cách lát gạch nền nhà tắm theo phong cách hiện đại, tối giản
Khi học cách lát nền nhà đẹp, yếu tố đầu tiên cần quan tâm là màu sắc và họa tiết của gạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một không gian ấn tượng và phù hợp với kiến trúc của công trình.
Nếu bạn mong muốn có phong cách hiện đại và thời thượng, hãy lựa chọn những mẫu gạch vân đá hoặc vân mây. Những mẫu gạch này thường có đường nét tinh tế và sang trọng, giúp tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian và phù hợp với phong cách kiến trúc của công trình.
Đối với không gian mang nét hoài niệm, lựa chọn gạch với tone màu trầm, vân gỗ, hoặc vân vải hướng denim, thậm chí có thể chọn thiết kế giả xi măng thô mộc để tạo hiệu ứng thẩm mỹ đặc biệt.
Việc chọn gạch phải ăn nhập với tổng thể nội thất căn phòng và màu sơn tường giúp tránh tình trạng “lạc quẻ”, mang lại sự hài hòa và cân đối cho không gian.
Kích thước phù hợp
Đối với kích thước gạch, cần lựa chọn hợp lý để tạo hiệu ứng thị giác tốt. Trong các không gian lớn như phòng khách hay hiên sảnh chính, nên sử dụng gạch khổ lớn để mở rộng tầm nhìn và tạo cảm giác thoáng đãng.
Tuy nhiên, đối với các khu vực có diện tích hạn chế, tránh sử dụng gạch khổ lớn vì điều này sẽ làm lộ ra nhược điểm của không gian hẹp, khi chỉ có vài đường gạch, gây cảm giác chật chội.
3 nguyên tắc nên tuân thủ trước khi thực hiện kỹ thuật lát gạch nền nhà
Trước khi thực hiện cách lát gạch nền nhà, việc tính toán và cân đo kỹ lưỡng là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sự chính xác và tính thẩm mỹ của công trình. Nhà Xanh An Vinh sẽ giới thiệu ba nguyên tắc quan trọng sau đây để hạn chế tối đa tình trạng gạch bị lệch, không bám chắc và đảm bảo độ bền cho nền gạch.
Vệ sinh và ngâm gạch với nước trước khi lát
Trước khi thi công, việc vệ sinh và ngâm gạch là điều cần thiết để đảm bảo mỗi viên gạch sạch sẽ và bám chắc hơn. Việc này tăng diện tích tiếp xúc với nền nhà, hạn chế nguy cơ hỏng gạch và bong tróc sau thời gian sử dụng.
Gạch ceramic, gạch thẻ, gạch ống và gạch men là những loại cần ngâm khoảng 1 tiếng trước khi lát, trong khi gạch granite và gạch porcelain có thể lát ngay mà không cần ngâm.
Vệ sinh và làm phẳng mặt sàn cần lát gạch
Đây là nguyên tắc cần tuân thủ khi học cách lát gạch nền nhà
Không chỉ gạch lát mà cả mặt sàn cần lát cũng cần được vệ sinh sạch và đầm phẳng trước khi thi công. Quét sạch sàn nhà, loại bỏ các tạp chất như sỏi đá, đất và bụi để giữ cho lớp gạch nền đẹp. Sau đó, trải một lớp vữa đều và sử dụng thước gạt phẳng và máy đầm tay để tạo một lớp nền phẳng, không sụt lún khi đi lại.
Tính toán vị trí chính xác của viên gạch đầu tiên
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng gạch bị chắp vá là do việc tính toán không chính xác vị trí viên gạch đầu tiên. Trước khi lát gạch, bạn cần tính toán tổng diện tích bề mặt sàn và so sánh với kích thước gạch để điều chỉnh cho cân đối. Có thể căn gốc từ sát góc trong cùng của tường ra, hoặc cắt một viên gạch kích thước tương ứng và lát từ miếng gạch đó ra ngoài để hạn chế tuyệt đối việc cắt hay ghép nhiều mảnh gạch nhỏ gây mất thẩm mỹ.
5 Nguyên tắc lát gạch nền nhà bắt buộc tuân thủ để đảm bảo kỹ thuật
Sau khi hoàn tất công tác chuẩn bị, chúng ta sẽ cùng khám phá 5 nguyên tắc lát gạch nền nhà trong thi công, nhằm đảm bảo nền nhà đẹp, mang tính thẩm mỹ cao, khiến ai nhìn cũng phải tấm tắc khen.
Đặt đúng chiều gạch khi lát
Trong trường hợp các loại gạch trơn, không cần căn chỉnh phức tạp, chỉ cần đặt chúng vào sát nhau. Tuy nhiên, với gạch có họa tiết hoặc vân đá, việc đặt đúng chiều rất quan trọng để tạo nên nền nhà đẹp và thẩm mỹ cao. Khi không đặt đúng chiều, các mảnh gạch có thể không khớp hoặc khớp không đều, tạo ra cảm giác rối mắt và không thoải mái khi nhìn vào.
Để đảm bảo đặt gạch đúng chiều, hãy nhìn vào dưới bề mặt gạch. Mỗi viên gạch thường có mũi tên chỉ hướng, bạn chỉ cần đặt gạch theo chiều mũi tên để có nền nhà đều đặn và thẩm mỹ.
Đảm bảo khoảng cách giữa các tấm gạch
Khoảng cách giữa các tấm gạch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ và chống nổ, phồng gạch khi nhiệt độ tăng cao. Đảm bảo có khoảng cách hợp lý (khoảng 2 – 3mm) giữa các viên gạch là điều cần thiết. Sử dụng ke vít hoặc ke nêm gạch để điều chỉnh khoảng cách giữa các viên gạch để chúng đều nhau và hài hòa.
Khoảng cách giữa các tấm gạch được các chuyên gia đưa ra là 2 – 3mm
Đảm bảo độ cân bằng của bề mặt gạch
Độ cân của bề mặt gạch cũng là một yếu tố quan trọng. Một bề mặt gạch phẳng và cân sẽ tạo ra sự thuận tiện khi đi lại và giữ đồ đạc trong nhà vững chắc, không bị lắc lư hay xê dịch. Bạn có thể kiểm tra độ cân của gạch bằng cách sờ vào vị trí giao giữa 4 viên gạch liền kề. Nếu không cảm nhận được sự gợn tay, chứng tỏ gạch đã cân đối.
Chà sạch ron thừa sau khi lát gạch
Sau thực hiện các bước trong cách lát gạch nền nhà, việc chà sạch ron là rất quan trọng để loại bỏ hoàn toàn phần xi măng và bụi bẩn còn sót lại. Điều này giúp lớp keo ron bám chắc vào xương gạch và đảm bảo tính bền cao, tránh tình trạng bong tróc sau khi sử dụng. Việc này không chỉ giúp lát gạch đẹp mắt hơn mà còn giảm thiểu chi phí sửa chữa và bảo dưỡng sau này.
Không đứng lên gạch sau khi lát
Gạch mới ốp xong cần một khoảng thời gian để khô và bám chắc vào nền nhà. Tránh đứng lên gạch ngay sau khi ốp, bởi việc này có thể làm xô lệch gạch, gây cong vênh và tiềm ẩn nguy cơ gạch bị bong sau một thời gian sử dụng. Chừa một hàng gạch cuối cùng để lát sau cùng, khi đã hoàn thành hết công việc ốp gạch. Như vậy, bạn sẽ có không gian đi lại thuận tiện mà không làm đụng chạm đến gạch vừa mới ốp.
Tất tần tật quy trình hướng dẫn lát gạch nền nhà
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thi công
Gạch lát nền | Chất dán gach | Bay răng cưa | Bọt biển |
Ván lót xi măng | Vữa lỏng | Bay cao su | Bàn chải |
Khoan | Phấn kẻ | Búa cao su | Găng tay |
Thước dây, đây xây | Búa, đục | Xô chứa | Mắt kính |
Ống nước tio | Bảng trộn vữa | Máy cắt gạch | Chất chít ron |
Cách lát gạch nền nhà
Bước 1: Tạo lớp nền cơ sở
Cách lát gạch nền nhà đẹp hay không cũng phụ thuộc nhiều vào lớp nền cơ sở ban đầu
- Lớp nền cơ sở được coi là bước quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến độ đẹp và độ bền của nền nhà sau khi lát gạch. Quy trình để tạo một lớp nền cơ sở bằng phẳng và vững chắc gồm các bước sau:
- Vệ sinh nền: Dùng chổi quét sạch bụi bẩn và loại bỏ cát, sỏi, đất đá. Sau đó, sử dụng ống nước tiêu để căng dây lấy cốt và tạo độ dốc cho nền nhà.
- Trộn vữa xi măng: Trong một thùng chứa, trộn xi măng và cát theo tỷ lệ 1:4, sau đó thêm nước và trộn đều cho đến khi đạt độ sệt vừa phải. Để có độ sệt chuẩn, một bao xi măng cần khoảng 04 bao cát và khoảng 12L nước. Việc này giúp gạch lát bám chắc và không bị lỏng.
- Trải phần vữa lên nền: Rải phần vữa vừa trộn lên bề mặt nền và trải đều nhất có thể. Sử dụng thước gạt phẳng để tạo độ dốc cho lớp nền. Việc này giúp nước dễ dàng thoát ra cống trong trường hợp mưa bão.
Lựa chọn phương pháp lát gạch:
- Lát nguội: Đợi lớp nền khô hoàn toàn trước khi lát gạch. Gạch sẽ bám chắc và ít bị bong tróc, nhưng tiêu tốn nhiều vật liệu và thời gian chờ đợi.
- Lát sống: Thực hiện lát gạch ngay sau khi trải vữa xi măng lên nền, tuy nhiên cần tay nghề cao để đảm bảo gạch lát đều và bằng phẳng (do lớp xi măng chưa khô). Sau một thời gian sử dụng, gạch có thể bị bong tróc do chưa bám chắc vào nền.
Tùy thuộc vào điều kiện và thời gian cho phép, bạn có thể lựa chọn kỹ thuật lát nền nhà bằng gạch phù hợp nhất, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của mình và người thân.
Bước 2. Tiến hành lát gạch
Sau khi hoàn thành lớp nền cơ sở bạn hãy tiến hành lát gạch
Quy trình các bước trong hướng dẫn cách lát gạch nền nhà được thực hiện như sau:
- Căn chỉnh đường cơ sở: Sử dụng dây mảnh hoặc máy laser để căn chỉnh đường cơ sở từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Điều này giúp đảm bảo gạch được lát đều và thẳng hơn.
- Tưới hồ dầu: Tưới lớp hồ dầu lên khu vực cần lát và gõ nhẹ để nước hồ dầu xì lên tất cả cạnh của viên gạch, từ đó tăng độ bám và đảm bảo nền nhà chắc chắn và đẹp.
- Đặt và điều chỉnh gạch: Đặt từng viên gạch theo đúng chiều lên lớp hồ dầu. Đặt ke vít vào giữa cạnh của các viên gạch và sử dụng búa cao su để gõ nhẹ vào 4 cạnh của viên gạch để điều chỉnh và tăng độ kết dính của gạch và hỗn hợp vữa xi măng.
Bước 3. Trét ron gạch (mạch gạch)
Bước không thể thiếu trong quy trình lát gạch nền nhà là trét ron vào mạch gạch
Khoảng 3 tiếng sau khi lát, xi măng và gạch đã khô lại và bám chắc. Bạn tiến hành như sau:
- Vệ sinh ron gạch: Có thể dùng dao rọc giấy móc ron gạch để loại bỏ phần xi măng thừa.
- Trộn keo trét ron: Lấy một ít cát mịn và trộn cùng xi măng theo tỷ lệ 1:1. Thêm nước và đảo đều để tạo thành keo trét ron.
- Trét ron: Dùng bay tay có mũi nhọn để trét keo vào các cạnh ron của gạch. Miết thật phẳng để tạo độ bóng, và chùi phần keo dư ra để tránh mất thẩm mỹ.
Lưu ý: Nếu muốn phần ron đồng màu với gạch, bạn có thể pha thêm một ít bột màu vào keo trét ron hoặc mua keo trét ron pha sẵn.
Bước 4. Vệ sinh nền
Tầm 1 ngày sau khi lát gạch, vữa và gạch đã khô và bám chắc vào nền nhà. Bạn có thể đi lại và vệ sinh nền để nền nhà trở nên đẹp hơn. Hãy dùng một chiếc khăn mềm sau đó thấm nước để lau sạch phần vữa còn dư quanh mạch ron và bụi bẩn trên bề mặt gạch.
Lưu ý: Chỉ sử dụng nước để vệ sinh, tránh sử dụng các hóa chất tẩy rửa có nồng độ axit cao, vì điều này có thể làm mờ hoa văn trên gạch và giảm độ trơn láng. Trong thời gian dài, gạch có thể bị ố vàng, làm giảm sự sang trọng của căn phòng.
Cách lát gạch nền nhà đúng kỹ thuật không chỉ giúp tạo bề mặt nền phẳng đẹp mà còn đảm bảo độ bền vững, tránh nguy cơ nứt vỡ và thấm ẩm trong quá trình sử dụng. Điều quan trọng khác là lựa chọn đúng chất kết dính, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các hạng mục thi công. Để tìm các giải pháp ốp lát tốt nhất cho công trình của bạn, hãy liên hệ ngay với Vật Liệu Nhà Xanh để được tư vấn từ chuyên gia.