Phân loại các tấm trần thạch cao có trên thị trường

tấm trần thạch cao

Từ xưa đến nay thì những tấm trần thạch cao đang là một chất liệu xây dựng được sử dụng khá nhiều bởi nó mang lại rất nhiều ưu điểm nổi trội. 

Vậy vật liệu này có mấy loại? Làm sao để phân biệt từng loại? Để trả lời những câu hỏi này thì mời bạn hãy cùng Vật liệu nhà xanh An Vinh nghiên cứu qua bài viết dưới đây nhé.

Tấm trần thạch cao là gì?

Tấm trần thạch cao là một loại vật liệu rất phổ biến để làm trần thạch cao trong thiết kế, xây dựng và thi công các công trình nội thất. Vật liệu này có rất nhiều ưu điểm như quá trình thi công nhanh chóng, gọn gàng, sạch sẽ, không độc hại, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt nên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều công trình.

tấm trần thạch cao chống ẩm
tấm trần thạch cao chống ẩm

Cấu tạo của tấm thạch cao làm trần nhà

Tấm thạch cao là sự phối trộn của các thành phần như hỗn hợp bột, giấy chuyên dụng cùng các chất phụ gia. Dưới dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến hiện đại đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất, tốt nhất và đẹp nhất.

Các loại tấm thạch cao có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường trần thạch cao tấm được chia thành 4 loại. Cụ thể từng loại như sau:

3.1. Tấm thạch cao theo tiêu chuẩn

Những tấm thạch cao đạt tiêu chuẩn là loại vật liệu được sản xuất đầy đủ các yêu cầu cơ bản về thông số và đặc tính cơ bản. Cụ thể như sau:

  • Độ dày tiêu chuẩn từ 9mm đến 12,7mm và nếu cần để cách âm thì tấm có thể có độ dày lên đến 15,9mm.
  • Kích thước chiều rộng x chiều dài tấm là 1210mm x 2425mm và 1220mm x 2440mm. Tuy nhiên đối với những tấm thạch cao lớn thường được làm tường hoặc vách ngăn.

Đây là mẫu tấm trần thạch cao được sử dụng phổ biến nhất thị trường hiện nay và cách nhận biết tấm thạch cao này là dựa theo màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm thường có màu xám ngà còn giấy và tem màu xanh dương.

ứng dụng tấm trần thạch cao
ứng dụng tấm trần thạch cao

3.2. Tấm thạch cao chống ẩm

Nếu như dùng tấm thạch cao để thi công những khu vực có môi trường ẩm ướt hoặc thường xuyên, liên tục phải tiếp xúc với nước chẳng hạn như khu bếp hay nhà vệ sinh thì các tấm thạch cao được thiết kế theo tiêu chuẩn sẽ không còn phù hợp nữa.

Lúc này sự xuất hiện của tấm trần thạch cao chống ẩm với khả năng chống ẩm cao cùng các phụ gia trong lõi tấm sẽ là những giải pháp tối ưu. Mẫu thạch cao này có thể sử dụng tại những khu vực ngoài trời có mái che. Ngoài ra cũng có thể được sử dụng để phân chia không gian và tạo nên sự thông thoáng hơn cho phòng vệ sinh hay căn bếp của bạn.

Sở dĩ tấm thạch cao này có khả năng kháng ẩm tốt là nhờ vào sự tăng cường các chất phụ gia ở trong lõi sản phẩm và phần giấy bọc ở bên ngoài. Kích thước của tấm thạch cao chống ẩm cũng tương tự như tấm tiêu chuẩn với độ dày từ  9mm – 12,7mm và chiều dài x chiều rộng tấm là 1220 x 2440mm. Bề mặt tấm có màu xanh rêu nhạt và giấy tem có màu xanh rêu.

Với những ưu điểm kể trên thì nếu có ai hỏi trần thạch cao chống ẩm có tốt không thì câu trả lời chắc chắn là có đúng không nào?

3.3. Tấm thạch cao chống cháy

Trong số các loại tấm thạch cao thì tấm thạch cao chống cháy sẽ được sử dụng cho những khu vực có yêu cầu chống cháy cao như quán karaoke, quán bar, văn phòng, hội trường… 

Tấm thạch cao này có khả năng chịu lửa tối đa lên tới 240 phút từ khi bắt đầu có hỏa hoạn nếu như lắp đặt đúng quy định. Tấm thạch cao có được đặc tính này là nhờ sự tăng cường của chất phụ gia Microsilica và sợi thủy tinh có trong cấu tạo của lõi.

Về màu sắc thì sản phẩm có lớp giấy ngoài tấm có màu hồng, giấy tem màu đỏ. Độ dày của vật liệu dao động từ 12,7mm – 15,9mm cùng với các kích thước là 1200 x 2400mm và 1220 x 2440mm.

ứng dụng của tấm trần thạch cao
ứng dụng của tấm trần thạch cao

3.4. Tấm thạch cao chịu va đập.

Sản phẩm phù hợp với những hệ thống trần, tường hay vách…yêu cầu độ bền bỉ cao, chắc chắn và chống lại va đập lớn.

Tấm thạch cao loại này có đặc tính là lớp giấy ngoài có độ bền cao hơn 45% so với các loại giấy thường (phiên bản tấm thạch cao tiêu chuẩn Gyproc). Phần lõi của tấm tỷ lệ cao với sợi thủy tinh và các phụ gia khác.

Về màu sắc, lớp giấy ngoài màu vàng nhạt, giấy tem màu vàng. Độ dày: 13mm, chiều rộng và dài tương ứng là 1200 x 2400mm – 1220 x 2440mm.

Trên đây là những thông tin và cách phân loại các tấm trần thạch cao có trên thị trường. Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm thật nhiều thông tin thú vị  về một loại vật liệu được ưa chuộng hiện nay cũng như là có thể lựa chọn một chất liệu tốt nhất cho công trình của mình nhé.

Xem thêm : Công dụng Tấm xi măng cemboard