Làm gác lửng bằng tấm cemboard hiện đang là một giải pháp được nhiều công trình lựa chọn để tối ưu chi phí xây dựng. Đây là một loại vật liệu nhẹ được sử dụng để làm sàn giả đúc mà chúng ta không cần phải sử dụng tới bê tông cốt thép.
Và để hiểu rõ hơn về vật liệu này cũng như một số kinh nghiệm khi sử dụng vật liệu làm gác lửng thì ngay bây giờ hãy cùng Vật liệu nhà xanh An Vinh tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
1. Gác lửng dùng để làm gì?
Gác lửng còn được biết đến với tên gọi là gác xép, tầng lửng với thuật ngữ được bắt nguồn từ tiếng Ý. Gác lửng trong kết cấu kiến trúc của một căn nhà là phần lửng của một tầng hay còn gọi là tầng trung gian giữa các tầng của tòa nhà. Vì vậy, gác lửng sẽ không được tính là số tầng trong căn nhà.
Thông thường thì gác lửng sẽ được thiết kế cho các căn hộ có diện tích hẹp hoặc ở trong những khu vực có chiều cao hạn chế. Việc bố trí thêm gác lửng sẽ giúp cho chúng ta có thêm được diện tích và không gian sử dụng. Tuy nhiên vẫn có những căn nhà có diện tích rộng lớn thiết kế gác lửng để tạo thành những điểm nhấn về không gian và kiến trúc. Ngoài ra gác lửng cũng giúp cho không gian thoáng mát và rộng rãi hơn.
Gác lửng có công dụng rất đa năng chẳng hạn như với những ngôi nhà có diện tích rộng thì chúng được sử dụng để làm phòng trưng bày, phòng đọc sách…Còn đối với những căn hộ có diện tích hạn chế thì gác lửng được sử dụng làm phòng ăn, phòng ngủ.
2. Kích thước gác lửng phù hợp
Theo kinh nghiệm làm gác lửng thì tầng lửng thường sẽ có độ cao từ 2,5m cho tới 2,8m. Nếu như thấp hơn thì gác lửng sẽ tạo ra những cảm giác khó chịu, bí bách không gian ngôi nhà. Bên cạnh đó gác lửng nên đặt ở trên diện tích với chiều sâu khoảng 2/3 của căn nhà.
Đối với các căn nhà mới xây dựng thì gia chủ có thể làm kiểu dạng thiết kế đúc với vị trí tầng lửng thường chiếm từ 1/2 cho tới 2/3 diện tích tầng trệt và chiều cao từ 2,2m cho tới 2,5m ở trong tầng trệt có độ cao từ 4,5m đến 5m.
3. Lựa chọn vật liệu làm gác lửng phù hợp
Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng làm tấm lót gác lửng tuy nhiên làm gác lửng bằng tấm cemboard đang là sự lựa chọn tối ưu của nhiều công trình bởi vì sản phẩm này sử dụng rất nhiều ưu điểm vượt trội như sau:
- Sản phẩm có độ bền cao: Với thành phần chủ yếu là xi măng cùng sợi Cellulose đã tạo nên độ chắc chắn cùng khả năng chịu lực cực tốt. Chính vì thế giúp cho quá trình thi công trở nên đơn giản, dễ dàng. Không những thế giá của tấm cemboard cũng rẻ hơn so với bê tông cốt thép chính vì vậy nên sản phẩm chính là sự lựa chọn tối ưu khi làm gác lửng.
- An toàn cho người sử dụng: Thành phần của tấm Cemboard là những chất vô cùng an toàn thân thiện với môi trường và con người. Đặc biệt không chứa Amiang độc hại nên mang đến sự an tâm tuyệt đối khi sử dụng.
- Có khả năng cách âm, cách nhiệt cao.
- Chống nước và chống cháy tốt: Điều này giúp bạn hoàn toàn có thể yên tâm và không lo lắng về các rủi ro gây cháy trong quá trình thi công xây dựng hay sử dụng.
- Thời gian thi công gác lửng nhanh, tiết kiệm chi phí.
Các loại vật liệu về tấm xi măng khi dùng làm sàn gác lửng
4. Cách làm sàn gác lửng bằng tấm cemboard
Để có cách làm gác lửng hoàn chỉnh và chuẩn nhất chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Sử dụng nguyên liệu là tấm Cemboard có bề dày 16mm cùng với sắt hộp có kích thước 50x100mm và 60x120mm. Tiếp theo đó là xác định chiều cao, chiều rộng của khu vực làm gác lửng và các thanh sắt hộp theo kích thước chiều rộng của gác lửng.
Lưu ý nên cắt thanh sắt dài hơn 100mm để chúng ta có thể gác vào tường.
Bước 2: Đục lỗ tường theo kích thước 70x120mm. Chú ý khoảng cách giữa các thanh sắt là 407mm được tính từ tâm. Tùy theo độ cao của từng ngôi nhà mà chúng ta bố trí độ cao của gác lửng khác nhau.
Bước 3: Dùng sắt hộp 60x120mm lắp vào các lỗ vừa đục ở trong bước 2.
Bước 4: Tiếp tục lắp đặt hộp 50x100mm vào tường. Gác thanh sắt lên tường với mỗi bên là 50mm rồi hàn các thanh sắt hộp 60x120mm và 50x100mm lại với nhau.
Bước 5: Dùng xi măng trám vào các lỗ vừa đục trên tường.
Bước 6: Hàn các thanh sắt ngang và thanh sắt phụ với nhau.
Bước 7: Sử dụng tấm lót gác lửng Cemboard lắp đặt sole với nhau giúp tăng cường khả năng chịu lực của sàn gác lửng.
Bước 8: Bắn tấm Cemboard vào phần khung sắt bằng vít tự khoan có độ dài từ 3 – 3,5cm. Khoảng cách khe hở giữa 2 tấm là 1,5 cho tớ 2cm rồi dùng keo Silicon để xử lý mối nối. Việc này sẽ gia tăng khả năng chống nước và kết dính cho sàn.
Bước 9: Sau khi hoàn thiện thì vệ sinh cho khu vực cho sạch sẽ. Ngoài ra có thể ốp gỗ, trải thảm hay lát gạch để trang trí cho phần gác lửng.
Báo giá tấm cemboard làm vách ngăn
Trên đây là những thông tin về làm gác lửng bằng tấm cemboard. Thông qua bài viết này bạn đã biết nên lựa chọn vật liệu nào để làm đẹp cho ngôi nhà của mình chưa? Và nếu như có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp tấm cemboard chính hãng thì hãy đến với Vật liệu Nhà xanh An Vinh nhé. Chúng tôi được chứng nhận phân phối hầu hết những sản phẩm của tập đoàn SCG vì thế sẽ mang đến sự an tâm tuyệt đối dành cho khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
- Địa Chỉ: 57/8 Ấp Nam Lân, xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP HCM.
- Hotline: 0877747775